0969 934 934



HotLine

0969.934.934

Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn
bandovietnamkholon@gmail.com

ĐANG GIẢM GIÁ

Nội dung bản đồ phân bố các trường đại học của Hà Nội

>> Các bài viết về bản đồ:

Bản Đồ Ngày Xưa Của Thủ Đô Hà Nội Có Gì Khác

Bản Đồ Đường Cấm Ô Tô  Ở Hà Nội Giúp Gì Cho Lái Xe

Bản đồ phân bố các trường đại học của Hà Nội trở nên rất cần thiết với các bạn sinh viên nhất là vào năm học mới. Với các bạn ở tỉnh xa, tìm đường đến ngôi trường mình nhập học không phải dễ dàng. Tấm bản đồ sẽ giúp bạn nhanh chóng tới ngôi trường mới – nơi sẽ biến ước mơ của bạn thành sự thật.

Lịch sử hình thành và vị trí các trường đại học tại Hà Nội

Hà Nội là cái nôi giáo dục đào tạo của cả nước. Trường đại học đầu tiên của Hà Nội và cũng là đại học đầu tiên của Việt Nam đó là trường Quốc Tử Giám. Trường có vị trí nằm ở phía nam kinh thàng Thăng Long.

Năm 1907, trường đại học Đông Dương được thành lập và mở rộng năm 1925. Đại học Đông Dương tọa lạc trên đường Lê Thánh Tông. Trường Mỹ Thuật Đông Dương nằm ở rìa phía nam nội thành Hà Nội cũ khai giảng năm 1925.

bản đồ phân bố các trường đại học của Hà Nội

Năm 1923 – 1941, khu học xá Đông Dương được xây dựng trên cánh đồng làng Bạch Mai. Khu học xá được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Luis Pineau.

Năm 1954, hàng chục trường đại học trên địa bàn Hà Nội được xây dựng. Một số nằm trên khu học xá. Còn lại có vị trí trên nền đất huyện Từ Liêm hoặc theo lối vào Hà Đông. Riêng đại học Nông Nghiệp có vị trí xa nhất là ở Trâu Quỳ – Gia Lâm. Điều đó cho thấy một thực tế từ lịch sử lâu đời là tất cả các trường đại học đều nằm ngoài trung tâm thành phố đông đúc.

Bản đồ phân bố các trường đại học của Hà Nội thể hiện thực trạng gì

Nhìn vào bản đồ thành phố Hà Nội có thể thấy, hiện nay đa số các trường đại học ở Hà Nội đang nằm ở các quận trung tâm thành phố. Số lượng các trường đại học công lập và nhất là dân lập được xây dựng mới rất nhiều. Trong khi đó quỹ đất ngày càng hạn hẹp.

Hà Nội có mật độ các trường cao đẳng, đại học tập trung lớn nhất cả nước. Hiện nay cả nước có 150 trường đại học.Trong đó Hà Nội có 56 trường đại học chiếm 37%. Hà Nội có 800.000 sinh viên. Số lượng sinh viên đổ về Hà Nội nhiều nhất cả nước, chiếm 46% tổng sổ sinh viên toàn quốc.

Quan sát bản đồ phân bố các trường đại học của Hà Nội có thể thấy đây là nơi tập trung nhiều trường đại học mang tầm chiến lược quốc gia. Các trường này có quy mô lớn, được nhà nước đầu tư mạnh. Tiêu biểu là trường ĐHQG Hà Nội, đại học Bách Khoa, đại học Sư Phạm Hà Nội, đại học Kinh tế Quốc Dân, đại học Nông Nghiệp, đại học Y Hà Nội, học viện Kỹ thuật Quân Sự.

Nhiều trường khác cũng được thành lập sớm. Tuy nhiên đa số các trường có diện tích nhỏ dưới 10ha như đại học Ngoại Thương, đại học Xây Dựng, Học viện báo chí tuyên truyền, đại học Thương Mại…. Có trường diện tích chỉ nhỏ hơn 1ha. Diện tích đất bình quân cho 1 sinh viên rất thấp. Trong khi đó số lượng các trường đại học không ngừng tăng lên. Quỹ đất dành cho giáo dục ngày càng bị thu hẹp. Ví dụ đại học Bách Khoa năm 1960 có diện tích 34ha. Đến nay còn lại chưa đầy một nửa, trong khi đó số lượng sinh viên tăng lên 10 lần.

ban do phan bo cac truong dai hoc o ha noi

Nhiều trường không có khu chức năng hoặc ký túc xá cho sinh viên. Hoặc nếu có cũng rất nhỏ hẹp, không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của sinh viên. Một số trường mới thành lập phải chung với những cơ sở khác.

Để giải quyết bài toán về xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trường đại học, cần có sự quy hoạch tổng thể của nhà nước.

Bản đồ phân bố các trường đại học của Hà Nội cần có sự thay đổi

Bản đồ phân bố các trường đại học của Hà Nội cho thấy sự phân bố này đã không còn phù hợp với thời đại và cần có sự di dời một số trường đại học ra khỏi nội đô. Chỉ nên giữ lại các trường đại học mang ý nghĩa lịch sử. Điều này là tất yếu trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội.

Dự báo trong các năm tới số lượng các trường đại học nhất là các trường dân lập và trường hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên. Trong khi đó đất không thể “đẻ” ra được.

Theo đồ án quy hoạch xây dựng chung của Hà Nội, đến năm 2030, số lượng sinh viên của Hà Nội là 1-1,2 triệu. Đất dành cho giáo dục là 5.000-6.000ha.

Chủ trương của Hà Nội là di chuyển bớt các trường đại học ra khỏi trung tâm. Đưa về các đô thị vệ tinh. 8 cụm trường sẽ được hình thành như sau:

  • Cụm trường Sơn Tây: gồm khác trường thuộc lĩnh vực đào tạo văn hóa, du lịch, nghệ thuật, xã hội. Các trường quân đội cũng tập trung ở đây.
  • Cụm trường Hòa Lạc: gồm các trường đào tạo ngành nghề cơ bản và công nghệ.
  • Cụm trường Xuân Mai gồm các trường về kinh tế, lâm nghiệp
  • Cụm Chúc Sơn gồm các trường đào tạo lĩnh vực giao thông, thủy lợi và kỹ thuật.
  • Cụm Phú Xuyên gồm các ngành nghề đào tọa nông nghiệp, kỹ thuật và đào tạo tổng hợp.
  • Cụm Gia Lâm sẽ bao gồm các trường đào tạo về xây dựng, kỹ thuật và nông nghiệp.
  • Cụm Sóc Sơn là các trường đào tạo kỹ thuật, công nghiệp và dạy nghề.
  • Trung tâm Hà Nội sẽ giữ lại các trường đầu ngành, các trung tâm nghiên cứu và các trường truyền thông trọng điểm.

ban do truong dai hoc thoi xua

Theo đó trên Bản đồ phân bố các trường đại học của Hà Nội, các trường sẽ được phân bố theo 3 tuyến:

  • Tuyến Tây Nam lấy các trường đại học ở Hòa Lạc là trung tâm chạy dọc theo các chuỗi đô thị từ Miếu Môn lên Sơn Tây.
  • Tuyến bắc sông Hồng gắn với các trường phía khu đô thị Sóc Sơn, Mê Linh
  • Tuyến đông sông Hồng và nam sông Đuống bao gồm các trường từ đại học Nông Nghiệp qua quốc lộ 5

Ngoài ra, các trường sẽ được chuyển tới các khu đô thị vệ tinh tại Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh và Vĩnh Yên.

Bản đồ phân bố các trường đại học của Hà Nội thực sự có ích với nhiều người. Nó không chỉ có ý nghĩa với các bạn sinh viên mà còn là phương tiện không thể thiếu của các nhà quy hoạch kiến trúc xây dựng Hà Nội.

Nguồn bài viết: https://bandovietnamkholon.com/noi-dung-ban-do-phan-bo-cac-truong-dai-hoc-cua-ha-noi/