0969 934 934



HotLine

0969.934.934

Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn
bandovietnamkholon@gmail.com

ĐANG GIẢM GIÁ

 

Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu chi tiết các kĩ thuật, các định nghĩa tiêu chuẩn địa lý của trái đất. Những chủ đề thường gặp là kinh độ, vĩ độ, phép chiếu,…. cùng theo dõi nhé hoặc bạn có thể mua tranh bản đồ để test trực tiếp bài hướng dẫn phía dưới.

1. Kinh độ và vĩ độ

Bất kì địa vật nào cũng có thể tham chiếu được bằng kinh độ và vĩ độ, vốn là những góc đo bằng độ từ tâm Trái đất đến một điểm trên mặt đất. Trên mặt Trái đất hình cầu, các đường vĩ độ trải dài theo hướng ngang từ Đông sang Tây , và chúng chạy song song nhau, vì vậy mà còn được gọi với tên “parallels” . Các đường kinh tuyến (còn gọi là “meridians”), chạy dọc từ Cực Bắc xuống Cực Nam. Kết hợp những đường chạy “Bắc xuống Nam” và “Đông sang Tây” này gặp nhau theo các góc vuông để tạo thành một lưới bao quanh Trái đất.

xử lý bản đồ thế giớibản đồ thế giới kinh độ và vĩ độ

Chính giữa hai cực là đường xích đạo chạy vòng quanh Trái đất, và nó xác định đường có vĩ độ bằng không. So với xích đạo, vĩ độ được đo từ 90 độ tại Cực Bắc đến -90 độ ở Cực nam. Kinh tuyến gốc là đường có kinh độ bằng 0 , và ở đa số các hệ tọa độ, đường này đi qua Greenwich, thuộc nước Anh, (mua tranh bản đồthế giới kinh độ và vĩ độ) Kinh độ chạy từ -180 độ từ phía Tây của đường Kinh tuyến gốc đến 180 độ ở phía Đông cũng của đường này. Vì quả địa cầu có chu vi là 360 độ, nên -180 và 180 độ là cùng một vị trí.

2. Hình dạng Trái đất

Nếu phạm vi địa lý của khu vực dự án bạn thực hiện là nhỏ, như khu đất lân cận, hoặc một phần của thành phố, thì bạn có thể coi mặt đất là phẳng và không dùng phép chiếu nào. Đây được gọi là mặt phẳng hoặc thậm chí là “phép chiếu,” phẳng, nhưng thực ra được hiểu là không dùng phép chiếu nào. Cách biểu diễn phẳng này không ảnh hưởng nhiều đến độ chính xác của bản đồ khi tỉ lệ của nó lớn hơn 1:10.000. Nói cách khác, những khu vực nhỏ không cần phải có phép chiếu vì con số khác biệt về vị trí trên mặt phẳng với một mặt 3 chiều là không đáng kể.

Xem thêm:  CHỌN BẢN ĐỒ SAO CHO ĐÚNG MỤC ĐÍCH