>> Các loại bản đồ có liên quan
Trong những năm gần đây, huyện Đông Anh thành phố Hà Nội đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, xứng đáng là một huyện vệ tinh của thành phố. Nơi đây đang thu hút các nguồn đầu tư lớn. Sự xuất hiện của các khu đô thị, các khu công nghiệp đã chứng minh cho điều đó. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về địa phương này thì bản đồ hành chính huyện Đông Anh Hà Nội sẽ mang đến cho bạn những thông tin đầy đủ nhất.
Bản đồ hành chính cung cấp các thông tin tổng quát về các khu vực hành chính. Phản ánh tình hình kinh tế, văn hóa, dân cư, vấn đề giao thông, thủy văn của huyện Đông Anh.
Đông Anh là huyện ngoại thành. Vị trí của huyện được thể hiện rõ trên bản đồ hành chính thành phố Hà Nội. Quan sát trên bản đồ bạn dễ dàng nhận thấy huyện Đông Anh có phía bắc giáp huyện Sóc Sơn. Phía nam giáp quận Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ, ranh giới ngăn cách với các quận này là sông Hồng. Phía tây giáp với huyện Mê Linh. Phía đông nam giáp huyện Gia Lâm, quận Long Biên và được ngăn cách bởi con sông Đuống. Phía đông bắc giáp Từ Sơn và Yên Phong thuộc Bắc Ninh.
Huyện Đông Anh được chia thành 1 thị trấn và 23 xã. Thị trấn đó là Đông Anh. Các xã bao gồm: Cổ Loa, Bắc Hồng, Dục Tú. Đại Mạch, Xuân Canh, Kim Nỗ, Kim Chung, Vân Nội, Nguyên Khê, Nam Hồng, Đông Hội, Uy Nỗ, Võng La, Vân Hà, Xuân Nộn, Liên Hà, Việt Hùng, Mai Lâm, Vĩnh Ngọc, Tiên Dương, Tàm Xá, Hải Bối, Thụy Lâm.
Trên bản đồ hành chính huyện Đông Anh Hà Nội, các xã này được phân chia bởi các đường ranh giới và được thể hiện bằng các khối màu sắc khác nhau.
Đông Anh tuy là huyện ngoại thành nhưng hạ tầng giao thông cực kỳ phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện này có bước phát triển vượt bậc cả về kinh tế và xã hội. Bản đồ hành chính huyện Đông Anh Hà Nội cho thấy hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt ở đây có sự phát triển đồng bộ và hiện đại.
Về đường bộ
Huyện Đông Anh có những tuyến đường huyết mạch đặc biệt quan trọng của thành phố chạy qua.
Ngoài ra còn một số quốc lộ lớn chạy qua như quốc lộ 3, quốc lộ 5 kéo dài, đường 23B, quốc lộ 3 mới. Các tuyến đường này hiện rõ trên bản đồ giao thông thành phố Hà Nội.
Hệ thống các cây cầu là một phần quan trọng không thể thiếu nối huyện Đông Anh với các khu vực khác xung quanh. Nó giúp cho việc lưu thông trở nên quá dễ dàng và thuận tiện. Tiêu biểu là cầu Thăng Long, cầu Đông Trù, cầu Nhật Tân, Cầu Vân Trì, cầu Cổ Loa, cầu Lộc Hà, cầu sông Thiếp, cầu Lớn, cầu Lò So, cầu Phủ Lỗ, cầu Đài Bi, cầu Phương Trạch, cầu Tứ Liên, cầu Thượng Cát, cầu Mai Lâm. Chưa có một địa phương nào có nhiều cây cầu bắc qua như vậy. Điều đó giải thích tại sao kinh tế huyện này lại có sự phát triển nhanh chóng.
Bản đồ hành chính huyện Đông Anh Hà Nội cho thấy toàn huyện còn có nhiều tuyến phố giúp kết nối các xã, thị trấn với nhau như phốBắc Hồng, Đào Duy Tùng, Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Hội, Cổ Loa, Nam Hồng, Lê Hữu Tựu, Đại Mạch, Phúc Lộc, Dục Tú, Gia Lương, Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt, Xuân Canh, Vân Hà, Vân Nội,…
>> Tham khảo các mẫu bản đồ Việt Nam, bản đồ thế giới, bản đồ hành chính, bản đồ giao thông, bản đồ quy hoạch tại website: https://bandovietnamkholon.com/
Về đường sắt
Bên cạnh đường bộ, đường sắt huyện Đông Anh cũng rất tiện lợi. Toàn huyện có nhiều tuyến đường sắt chạy qua như: đường sắt Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Thanh Trì- Đông Anh. Ngoài ra còn có các dự án đường sắt đô thị: Nội Bài – Thượng Đình, Liên Hà- Bắc Thăng Long, Nội Bài – Ngọc Hồi, Mê Linh – Ngọc Hồi. Các ga chính là ga Bắc Hồng, Cổ Loa, Đông Anh.
Để tiện việc đi lại cho người dân nhất là công nhân ở các khu công nghiệp, huyện Đông Anh còn có nhiều tuyến xe buýt công cộng đi qua.
Lợi thế về giao thông góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế, xã hội toàn huyện.
Tình hình kinh tế
Sự ra hình thành của các khu công nghiệp lớn nhỏ, các khu đô thị, trung tâm thương mại thể hiện sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của huyện trong những năm gần đây. Tiêu biểu nhất là khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Nguyên Khê. Khu đô thị Liên Hà, Bắc Thăng Long – Vân Trì, Eurowindow River Park… đánh dấu bước chuyển mình ngoạn mục của huyện Đông Anh. Theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội, huyện này còn có sự thay đổi mạnh về kinh tế.
Dân số và xã hội
Toàn huyện có dân số 375.000 (năm 2014) trên diện tích 182 km2.
Tình hình y tế, giáo dục ở Đông Anh rất được quan tâm. Nhiều trường học được xây dựng. Nhiều bệnh viện, trung tâm y tế được hình thành: Bệnh viện đa khoa Đông Anh, bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương cơ sở 2, bệnh viện Bắc Thăng Long, bệnh viện Miền Đông. Rất thuận lợi cho người dân thăm khám chữa bệnh.
Huyện Đông Anh có một số địa điểm du lịch thu hút khách như khu di tích thành Cổ Loa, địa đạo Nam Hồng, sân golf, công viên, xưởng phim. Đặc biệt nơi đây có rất nhiều lễ hội truyền thống thể hiện nét văn hóa của người của người Đông Anh.
Huyện Đông Anh đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư. Nhiều người cũng muốn đến sống và làm việc tại đây. Để không bỡ ngỡ khi đến đây, bạn nên tìm hiểu trước bản đồ hành chính huyện Đông Anh Hà Nội.
Nguồn bài viết: https://bandovietnamkholon.com/tim-hieu-ban-do-hanh-chinh-huyen-dong-anh-ha-noi/